Yuki Kajiura Liner Notes
Chapter III: Sound
All Song: Yuki Kajiura SELF LINER NOTES
Những lời bình dành cho từng bài trong số 52 bài hát Kalafina đã phát hành cho đến bây giờ từ chính Yuki Kajiura. Đây là những ghi chú cho thấy Yuki đã thồi vào Kalafina niềm đam mê thế nào với tư cách là một nhạc sĩ. Những nút thắt đã được tháo gỡ xung quanh những động lực trong âm nhạc của Kalafina.
Lưu ý:
-
Nguồn bản dịch tiếng Anh: Canta-Per-Me
-
Người dịch: Ari
-
Những dòng in nghiêng từ đây trở đi đều là chú thích của người dịch
‘oblivious’
– oblivious
Đây là bài hát đầu tiên trong single đầu tiên của Kalafina, là khởi đầu để dần tiến đến hình ảnh của Kalafina ngày nay. Đối với giai đoạn đầu này, tôi đã chuẩn bị khoảng mười bản mẫu, tuy nhiên nếu bây giờ nghĩ lại thì chúng đã là mười bài hát tương đối xuất sắc (cười), tất cả đều đã có trong các album và single tính tới thời điểm này. Bài hát này là một trong số đó. Mặc dù vẫn còn vài lỗ hổng khi thực hiện bản mẫu, nhưng phần bè đệm mang hơi hướm bí ẩn, tinh thần của bài hát (mà chúng ta có thể nói là) như trôi nổi bồng bềnh, đã được thêm vào trong khâu hòa âm phối khí.
– Kimi ga Hikari ni Kaete Yuku
Đây là ca khúc chủ đề trong chương thứ hai của ‘Kara no Kyoukai’, vì hơn hết tôi đã sáng tác ‘oblivious’ cho chương đầu, tôi có thể tiếp tục tạo ra một bản ballad. Ở giai đoạn thu âm, nửa đầu của khúc giăng tấu có thêm một đoạn hợp xướng chặt chẽ với những từ ngữ tôi tự tạo ra. Nhưng trước khi mix lại thì đoạn đó đã bị cắt bỏ và bài hát trở nên như bây giờ. Mặc dù nghĩ rằng đó là quyết định đúng đắn, tôi khá chắc những người chịu khó để tập hát đoạn ấy rất ngạc nhiên khi nghe bản hoàn thiện. Những điều như thế đôi lúc vẫn xảy ra...
(Giăng tấu: theo nghĩa đen là đoạn dạo giữa bài, ở đây mình ám chỉ là cái khúc không giống phần lời mà cũng chẳng phài phân điệp khúc, nó là một phần không hề có lặp lại trong bài nhạc, thường để nối kết hai nửa với nhau hoặc hai đoạn điệp khúc với nhau)
– Kizuato
Kalafina có rất nhiều bài hát viết ở nhịp 6/8, và đây là bài đầu tiên trong số đó. Tôi rất thích 6/8, thế nên khi ở một mình thì rốt cuộc tôi không nghĩ ra gì khác ngoài những bài hát như thế, vì thế mặc dù ở một mức độ nào đó nó có cảm giác như tôi đã kiên nhẫn chờ đợi thời cơ của mình đến chương thứ ba, không có nghĩa là tôi dừng việc kiềm chế ở bài hát này. Cách xử lí các khía cạnh của nhịp 6/8 khác nhau tùy theo mỗi người, nó có thể rất khó khăn đối với những người không quen, các thành viên có thể đã cảm nhận chút trở ngại lúc đầu, nhưng bây giờ ba người họ rất thích 6/8... hoặc đó là do producer của họ tự nghĩ như thế.
‘Re/oblivious’
– oblivious ~ fukan fuukei mix
Như tiêu đề đã nói, trong mọi trường hợp nếu tôi có cơ hội để làm remix, tôi nghĩ tôi sẽ mix nó với bản nhạc gốc, nó có vẻ hơi độc đoán nhưng tôi đã cố gắng mix bản nhạc không lời (BGM) gốc với ‘oblivious’ là bài hát chủ đề... Giờ đây khi tôi nghe lại bài này, có đúng là có vẻ hơi độc đoán thật (cười). Thôi kệ, nó đã vốn là như vậy, tôi nghĩ đó là một trải nghiệm thú vị.
(BGM ở đây là một bản nhạc không lời phát trong anime. Yuki Kajiura đã mix lời hát của oblivious với bản BGM gốc này.)
– interlude 01
Vì có một yếu tố gì đó rất mạnh mẽ của mini album này lởn vởn xung quanh, tôi đã cố gắng làm thế trong một khái niệm kiểu như ‘shiritori bí mật’ (ghi chú: shiritori là một trò chơi chữ tiếng Nhật). Phần điệp khúc của ‘interlude 01’ là giai điệu phần hợp xướng của ‘oblivious’, tôi cố gắng đưa lời hát của cả ‘oblivious’ lẫn ‘Kimi ga Hikari ni Kaete Yuku’ và tạo thành một lời hát mới để nối kết hai bài hát này. Mặc dù ‘interlude 01’ hơi quá dài để được gọi là một khúc ‘giăng tấu’ (interlude nghĩa là giăng tấu), nhưng tôi thích tạo ra kiểu giai điệu theo cách mà mình không thể làm trong một album.
– Kimi ga Hikari ni Kaete Yuku ~acoustic ver.
Bản gốc của bài hát có phần hơi hoành tráng, với cả ban nhạc đều chơi, đã được đơn giản hóa. Nếu bây giờ nghe lại, bài hát này có thể được gọi là bài ‘vocal only’ của Kalafina, không có cả phần hợp xướng lẫn bè đệm. Nó rất giống một bài hát tồn tại như một bản remix.
– interlude 02
Bắt đầu bằng câu cuối cùng trong lời bài hát ‘Kimi ga Hikari ni Kaete Yuku’, ‘mirai no naka e’, trong bài hát này có lời theo mô-tuýp của ‘oblivious’ và cả câu đầu tiên trong lời bài hát ‘Kizuato’ ở phần hợp xướng cuối bài còn phần điệp khúc là những câu tương tự với phần hòa âm kết thúc (khó hiểu quá nhỉ), đó là một bài hát theo kiểu chơi chữ như thế.
– Kizuato ~ piano2 mix
Khi tôi được yêu cầu phải thực hiện một bản remix cho ‘Kizuato’, tôi gần như không biết phải làm gì. Khi quyết định thay đổi nhạc cụ, tôi đã nghĩ rằng với piano thì ít nhất một lần sẽ không đi sai hướng... và nếu thế thì tôi có thể thử với sự kết hợp của bốn tay piano cùng với strings, đó là loại nhạc mà tôi đã gắng làm.
– finale
Tiếp theo đoạn ‘yoru wo koete’ của ‘Kizuato’, vì đây là một album remix có yếu tố gì đó rất mạnh mẽ để nối kết các bài hát, tôi mạo hiểm để bí mật đưa một phần giai điệu và lời hát của bản nhạc chủ đề trong chương thứ bảy (của ‘Kara no Kyoukai’), tôi cố gắng thực hiện việc đó khi đang có ý nghĩ sẽ rất thú vị để hé lộ một linh cảm cho chương cuối cùng lơ lửng trong không khí.
‘sprinter/ARIA’
– sprinter
Đây là bài hát chủ đề của phim ‘Kara no Kyoukai’ thứ năm. Giai điệu của đoạn đầu tiên và đoạn ‘kimi ni aitai’ khi bài hát được mở ra đã được tạo ra cùng lúc, tôi sắp xếp chúng với ý nghĩ rằng đoạn giúp bài hát mở ra sẽ là trái tim của tác phẩm. Có thêm một sự thật nữa là số thành viên của Kalafina đã được tăng lên, vì thế khi có thể thực sự cảm nhận sự cuốn hút của Kalafina mà không chỉ có hai người, tôi đã mạo hiểm cố gắng nhấn mạnh các giọng hát theo kiểu cảm giác ‘trộn lẫn lộn’. Tôi thậm chí còn thử đưa thêm strings để chúng xen thêm vào trong bài hát, đó chính là lúc người kỹ sư ấy Koiwa (Takashi)-san đã mix tất cả lại với nhau thành một bản nhạc tuyệt diệu.
– ARIA
Với bài hát này và ‘sprinter’, số thành viên của Kalafina tăng lên và dần trở thành như ngày nay, tôi nghĩ rằng chiều sâu của cách diễn đạt cũng tăng lên. Hikaru là thành viên mới lúc ấy, và tôi thấy chất giọng như kim loại mà thuần túy của cô ấy sẽ rất hiệu quả. ‘ARIA’ là một bài hát solo, có nghĩa là chỉ một người hát thôi. Kể cả khi bài hát solo ấy được hát bởi hai người, nó vẫn không bao giờ trở thành một bài hát nhóm, ngay cả khi sự cô đơn của hai người chồng chéo lên nhau thì chúng vẫn sẽ giữ nguyên là sự cô đơn, bài hát này đã được tạo ra theo một khái niệm kiểu như thế.
‘fairytale’
– fairytale
Tôi thật sự rất thích bài thơ ở đầu chương thứ sáu của tiều thuyết ‘Kara no Kyoukai’, nên tôi đã tự cho phép bản thân tưởng tượng về nó khi đang viết lời. Tôi cũng đã được cho phép sử dụng một số câu của bài thơ trong lời bài hát, nhận được sự sẵn sang đồng ý từ Kinoko-san, và vì số lượng câu trích dẫn trong lời bài hát là khá lớn nên chúng tôi đã cho ông ấy credit xứng đáng. Phần điệp khúc của bài hát này nghe êm dịu một cách bất ngờ, vì thế đây cũng là bài hát làm cho các nhân viên lo lắng không biết có nên đặt làm nhạc chuông hay không (cười).
‘serenato’
Đây có lẽ là bài hát đầu tiên của Kalafina mà không liên quan đến ‘Kara no Kyoukai’. Bouzouki (một loại nhạc cụ dây) đã mang lại một cảm giác thích hợp. Trong khi Kalafina rất sống động khi hát phần lời tiếng Nhật, nhưng dường như họ thích hát phần từ ngữ do tôi tự tạo ra hơn (cười) hoặc tôi tự nghĩ như thế, thế nhưng họ vẫn chưa tham gia vào phần hợp xướng ấy của bài hát này, cũng giống như ở ARIA. Mặc dù vậy giờ đây khi viết những đoạn như thế tôi chắc chắn sẽ viết sao để họ cùng tham gia hát ngay từ đầu trong bản thu âm. Những điều như thế cũng là một phần của lịch sử Kalafina.
‘Seventh Heaven’
– overture
Bái hát này nối kế với bài cuối cùng trong album ‘seventh heaven’, nó là một bản nhạc nhỏ để làm cho người nghe cảm nhận như thể họ có thể trở về điểm khởi đầu.
– love come down
Đây là bài hát độc nhất vô nhị trong album, kể cả với một bài hát như thế này, khi tôi sáng tác với một trái tim rung động và tự hỏi không biết Kalafina có phù hợp với bài hát tươi sáng thế này không. Có một đoạn hợp xướng tiếng Anh trong nền nhạc của giai điệu B (phần giai điệu ngay trước điệp khúc), đoạn hợp xướng như thế rất hiếm trong các bài hát của Kalafina, nên cái cách mà các thành viên hát trong âm điệu vui tươi để lại một ấn tượng sâu sắc. Ngay cả bây giờ ở các buổi live, họ cũng hát bài này như thể đang tận hưởng và rất thích thú.
– Natsu no Ringo
Tôi còn nhớ mình đã rất hạnh phúc vào ngày sáng tác bài hát này khi tạo ra album. Vì tôi thực sự thích kiểu giai điệu đơn giản và cách phối khí mang âm hưởng dân ca như thế này, nó cũng là bài hát đã làm tôi nhận ra kiểu nhạc này cũng rất phù hợp với Kalafina. Tôi còn cảm thấy đó là điểm xuất phát cho sự đa dạng của các bài hát Kalafina sau này. Tôi rất thích viết lời cho một bài hát hoài niệm như thế này, tôi đã viết nó trong sự hoan hỉ.
– Mata Kaze ga Tsuyoku Natta
Một bài hát nghe có vẻ ‘độc’, sự thật là bài hát này từng là một bản mẫu cho sự khởi đầu của Kalafina, khi tôi đang còn sắp xếp album này nếu các thành viên không đề nghị ‘Chúng ta không thực hiện bài hát đó à?!’, rất có thể nó sẽ kết thúc ở trong nhà kho. Khi chúng tôi làm lại nó, có gắng chỉnh sửa bản mẫu thành một bài hát dài hơn, tôi nghĩ nó thú vị một cách bất ngờ. Nhịp điệu của bài là ‘doppan’ (xin lỗi nhưng mình không biết nó là gì) cũng gần với nhịp điệu của nó trong lần thu âm đầu tiên, tôi có nhớ phần thu âm phần nhịp điệu thú vị một cách kì lạ. Trong mọi trường hợp, nếu đây là một bài hát hơi bất thường, phần lời mang hơi hướm của một thế giới bí ẩn và tăm tối.
– Ongaku
Đây là loại bài hát mà tôi muốn thử đưa vào album. Có cảm giác như có một mối liên hệ giữa đặc điểm của nhịp điệu mạnh và âm thanh kỹ thuật số, trong một giai điệu đơn giản chuyển về tone tương đối thấp, là những giọng hát cao rung động như đang lang thang trong phần giăng tấu, còn có cả phần hợp xướng Kajiurago. Nó trở thành bài hát nơi mà tôi gần như nhét hết tất cả những gì tôi muốn thử với Kalafina tại thời điểm đó. Bây giờ nó có thể là hình thức chuẩn mực của ‘nhịp điệu Kalafina’. Nó cũng đã trở thành chuẩn mực trong các buổi live.
– Ashita no Keshiki
Bài hát này đã được hoàn thiện trước khi viết lời, nên tôi nhớ rằng phải mất hơi lâu để làm việc đó. Đoạn đầu của bài hát là một sự căng thẳng có vẻ hơi phiền muộn, nhưng khi có ban nhạc chen vào giữa bài, sự căng thẳng đó hoàn toàn khác, điều đó làm cho người sáng tác khóc khi không biết phải tiếp nối câu chuyện thế nào (cười). Cùng với đoạn solo của sáo, tôi nghĩ đây là bài hát để lại một ấn tượng tươi sáng cho album đầu tiên này... ít nhất cho tới khi nửa chặng đường qua đi.
– seventh heaven
Bài hát này là bản nhạc chủ đề của ‘Kara no Kyoukai’, với lời hát tiếng Nhật được thêm vào. Tôi đã quyết định ngay từ đầu khi đang làm phần nhạc nền cho chương đầu tiên là tôi sẽ sử dụng giai điệu đó cho chương thứ bảy, khi thu âm bài này tự dưng tôi có cảm giác rất mạnh mẽ về chặng đường xa chúng tôi đã đi qua. Album ‘seventh heaven’ chứa bảy bài hát trong ‘Kara no Kyoukai’, thế nhưng với mỗi bài hát khi viết lời tôi đều làm với một cảm giác sao cho có thể tạo ra một sự tôn kính nào đó để thể hiện được phiên bản tiểu thuyết gốc, tất cả đều là những bài hát mà tôi có thể tận hưởng khi thực hiện hoàn toàn từ trong tim. Ngay cả bây giờ, tôi thật sự rất biết ơn rằng Kalafina đã có thể hoàn thành sự khởi đầu của mình với một sản phẩm tuyệt vời như thế.
‘Lacrimosa’
– Lacrimosa
Đây là bài hát dành cho TV anime ‘Kuroshitsuji’ (Hắc quản gia), nó được sinh ra từ ấn tượng đầu tiên của tôi khi đọc tác phẩm. Vào lúc đó, khá dễ dàng để tạo ra mối liên kết đến thế giới của Kalafina, ngay cả lúc này nếu có ai đó nói về nó như là ‘bài hát thứ năm đại diện cho Kalafina’, tôi chắc cũng sẽ chấp nhận điều đó, tôi nghĩ nó đã trở thành một bài hát riêng biệt của Kalafina. Bài hát có nhiều loại giai điệu và một thế giới quan, với khúc hợp xướng chỉ toàn tiếng Kajiurago, nó còn ở nhịp 6/8 nữa (cười), nó có lẽ là một trong những thứ có gắn mác ‘Kalafina’.
– Gloria
Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi phối khí đơn giản như thế, chỉ với một cây piano và các giọng hát. Mặc dù được đưa vào cùng với ‘Lacrimosa’, bài hát này không liên quan đến tác phẩm nào cả, nó được tạo ra như một bài hát Kalafina độc lập. Cá nhân tôi nghĩ về nó như là một bài hát ở ‘chiều cao của hạnh phúc’, thế nhưng có vẻ như chẳng ai khác đồng tình cả...
‘storia’
– storia
Bản gốc là bài hát mở đầu bằng tiếng Kajiurago của ‘Rekishi Hiwa Historia’ (NHK), bài hát này được tạo ra khi tôi có ý tưởng là sẽ rất thú vị khi thử viết lời tiếng Nhật. Và tò mò thay, điều đó lại khá dễ dàng, và vì nó không được ra mắt như là một bài hát của riêng Kalafina, tôi nghĩ chúng ta có thể biểu hiện một mặt khác của Kalafina mà chưa hề được lộ diện. Tôi nghĩ đó là một bản cover chuẩn.
– lirica
Bài hát kèm theo, vì tôi có thể thử thực hiện nhiều cách khác nhau cho những bài hát trong các album, tôi đã làm những gì mà tôi muốn. Cũng như thế với bài hát này, vì phần giai điệu lại đơn giản một cách bất ngờ, nên những bè cao và bè trầm cũng tương đối đơn giản, (mặc dù có một phương pháp đằng sau tầm quan trọng đặt trên sự đơn giản đó), tôi cố gắng để biến khúc giăng tấu thành một sự hé mở quan trọng. Những từ ngữ mà Keiko hát bằng giọng trầm vang là phần thường dành cho giọng nam trầm. Nhưng dù sao, thêm vào đó, vì khúc giăng tấu này cũng gần như là một sân chơi đối với tôi, cần thiết phải nói tôi nghĩ nó có thể là một phần hoàn toàn thừa thãi của bài hát (cười). Mặc dù Kalafina cũng có rất nhiều khúc giăng tấu thuộc loại này (cười).
‘progressive’
– progressive
Mặc dù có vẻ như khi một người nghe thấy từ ‘progressive’ thường không chủ động nghĩ đến thể loại nhạc ‘progressive’, thật ra trong bài hát này không có một yếu tố nào của thể loại nhạc đó cả, mà là một bài hát có giai điệu gần như là pop. Đây là bài tôi viết khi Kalafina bắt đầu tích cực tham gia hát live, thế nên dù cho tôi không viết nó đặc biệt để dành cho live, nhưng thực tế là tôi đã thực hiện nó tương đương với việc tôi đã bị ảnh hưởng bởi nhìn thấy các cô gái trong ánh sáng mới, ‘Live Kalafina’ là chắc chắn.
– Utsukushisa
Kể cả phần lời hát và phần giai điệu, đây là bài hát được hoàn thiện trong vòng năm phút, nên có một điều tôi có thể nói về nó: chắc chắn đó là bài cần ít thời gian hoàn thành nhất trong tất cả các bài hát của Kalafina. Vào thời gian ấy, tôi đã viết một cách trung thực đầy bất ngờ mà không suy nghĩ điều gì. Mô-tuýp trong đầu tôi khi viết bài hát này có lẽ là bài thơ ‘Utsukushii mono’ của Juukichi Yagi, chắc vậy. Bởi vì, từ rất lâu rồi, thay vì nói tôi yêu thơ của ông ấy, mỗi lần đọc thơ tôi đều cảm thấy chúng có thể tìm đường vào trái tim tôi. Kể cả đối với Kalafina thì nó vẫn quá tăm tối (cười), nên tôi không thể đưa nó vào album được, đó là lí do vì sao ngoài chơi bài hát này trong một buổi live, tôi nghĩ nó sẽ nầm yên trong kho, tuy thế nhưng tôi có thể đưa nó vào như một bài hát kèm theo mà không có vấn đề gì.
‘Hikaru no Senritsu’
– Hikari no Senritsu
Tôi rất vui vì tôi có thể viết ra bài hát này. Kể cà lúc này nó vẫn là bài hát mà tôi có thể nghĩ như thế từ trong trái tim. Đối với cuộc gặp gỡ với tác phẩm cho phép tôi viết nên nó (TV Anime ‘Sora no Woto’) và đối với các thành viên của Kalafina, tôi rất biết ơn.
– sapphire
Những bài hát lặng lẽ như thế này dễ viết theo một ý nghĩa, trong đó tôi có thể thử nhiều thứ khác nhau, tuy nhiên khi chọn lựa bài hát nào để thu âm cho Kalafina, tôi cố ý nhấn đặc biệt vào ấn tượng mạnh mẽ của giai điệu những câu đầu tiên. Với ý nghĩ rằng phần hòa bè của hai người ở đoạn đầu bài hát này nghe rất hay, tôi đã quyết định thêm nó vào.
‘Red Moon’
– red moon
Đây là bài hát mà ngay khi hoàn thành tôi đã có thể liền nghĩ đến việc đưa nó vào đầu tiên trong album. Trong album thứ hai của Kalafina, tôi đã thử nghiệm nhiều thứ để xem tôi có thể chơi đùa đến mức nào với những âm thanh mang hơi hướm giao hưởng và dị thường. Cũng có rất nhiều việc thử nghiệm với Kalafina như là một đơn vị hợp xướng. Không có quá nhiều giai điệu, mà giống như những bản hòa thanh thường thấy trong các soundtracks hơn, hình như đó là lần đầu tiên tôi đưa phần hợp xướng vào một bài hát tiếng Nhật mà sự hấp dẫn nằm nhiều ở tiết tấu và hợp âm hơn là ở giai điệu. Tôi cố gắng làm bài hát này theo kiểu ‘Kalafina’ với sự đối lập giữa phần hợp xướng/điệp khúc nặng nề và phần giai điệu mà các thành viên hát một cách chân thành nhưng êm dịu.
– Te To Te To Me To Me
Nếu nói phẹc toạc ra, ‘Tôi muốn thực hiện cái gì đó giống Asian Dub Foundation (ADF) với Kalafina (cười)’ (Chỉ nói đến phương diện gợi hình, nên nếu giả sử bạn tìm kiếm giữa các bài hát của ADF thì sẽ không có bài nào giống vậy đâu, để cho chắc chắn...). Việc thực hiện một hỗn hợp mạnh mẽ như thế rất thú vị. Tuy nhiên khi tôi đi nhờ Korenaga (Koichi)-san chơi guitar, ‘Nó có vẻ hợp nếu ta chơi theo kiểu ADF!’ (Korenaga) ‘Tôi đã nhận ra...’ (Kajiura) và, có thể nói, làm lộ ra bí mật (cười). Vậy nhưng, trong mọi trường hợp, tôi đã nhiều lần thử tạo ra một bài hát mang những âm thanh gợi hình như thế.
– fantasia
Hình ảnh cho lời bài hát được lấy từ ‘Công chúa ngủ trong rừng’. Kiểu như là, để tiến vào một nơi mà tình yêu sẽ thức giấc từ một trái tim đã say ngủ không biết đến nó, một chút lòng can đảm và sự chuẩn bị là cần thiết, kiểu truyện như thế. Dù vậy trong bài này, với phần điệp khúc bỗng chốc trở nên tươi sáng, tôi đã bắt đầu chần chừ trong giai đoạn đầu... (cười) Khi tôi nhờ các cô gái hát cho mình nghe thì tôi lại nghĩ phần đó có lẽ khá thú vị, vậy nên với ý nghĩ đó tôi quyết định đưa nó vào album.
– Haru wa Kogane no Yume no Naka
Không có quá nhiều giai điệu trong bài này, đây là một bản ballad đơn giản. Tôi thấy cảm giác của vài dòng điều tiên khá tuyệt. Kiểu như vì tôi nghĩ là tôi muốn tiếp tục thực hiện những bài hát của Kalafina mà trong đó bạn có thể chỉ đơn giản lắng nghe giọng của từng người hòa hợp vào nhau trong giai điệu, và cũng vì bài hát này mà tôi đã có thể nghĩ theo cách ấy.
– Kyrie
Tôi nghĩ đây là một bài hát đúng chất Kalafina. Chất giọng của cả ba thành viên đều hòa quyện vào nhau và hát phần điệp khúc. Đây cũng có lẽ là lần đầu tiên Kalafina có một điệp khúc ba bè thật sự. Vì ba thành viên đã trở nên có thể làm điều ấy, bài hát này cũng là một thứ gì đó tựa như bước chuyển tiếp. Đây cũng là bài hát mà tôi có thể làm cho các thành viên cảm nhận vẻ đẹp thật sự của ‘giai điệu với ba bè’ từ tận trong trái tim, theo nghĩa đấy. Tất cả mọi thứ, kể cả khúc hợp xướng trong phần giăng tấu đều là giọng hát của họ. Đó là thứ mà tôi chưa thử ở album đầu tiên, tuy nhiên, cính là thời điểm này mà tất cả bọn họ trở thành thành viên của Kalafina cách toàn diện.
– Yami no Uta
Khi bản mẫu của bài hát này đang được thu âm, đây đã là một bài hát mà kể cả ý kiến của staff bị chia rẽ ra xem liệu có nên đưa nó vào album hay không vì ‘Không quan trọng bạn nhìn nó theo cách nào, nó dường như hơi bị quá lố’. Thế nhưng, trong bất kì trường hợp nào, vì mỗi thành viên hát nó quá hay, nên tôi nghĩ cuối cùng tì tôi cũng muốn đưa nó vào. Việc Kalafina có một thứ gì đó kiểu như tột cùng thế này được chấp nhận vào phong cách riêng của họ thật sự thú vị đối với tôi là composer.
– Hoshi no Utai
Vì đây là bài hất viết riêng cho một trò chơi (Nobunaga no Yabou Online ~Shinsen no Shou~), tôi đã nghũ rằng tôi muốn viết giai điệu và lời hát mang chút vẻ anh hùng ca, và âm thanh nghe giống kiểu soundtrack. Tiếng sáo thổi ra nghe hơi giống tiếng sáo của shakuhachi.
– intermezzo
Đây là một bản nhạc ngắn riêng cho album này. Đó là một hình ảnh trong một vở opera mà tôi thường xem khi còn nhỏ. Mặc dù với opera thì chắc chắn nó không phải là ‘harlequin’ mà là ‘pagliacci’, tôi không biết làm sao để giải thích, nhưng như thể là tôi làm một bức tranh ghép của nhiều thứ để diễn tả niềm khát vọng một thế giới hơi đen tối với những tấm màn nhung đỏ thẫm. Thêm vào đó, mặc dù cách đọc đúng của幕間 (nghĩa là nghỉ giải lao, tạm ngưng) chủ yếu là ‘makuai’, tôi đã mạo hiểm chuyển thành ‘makuma’. Tôi muốn làm cho cách biểu đạt ấy nhẹ bớt, và tôi cũng nghĩ rằng ‘makuma’ đã trở nên tương đối phổ biến dạo gần đây, nếu điều đó có thể hiểu được.
– I have a dream
Nếu Lacrimosa là bài hát mang đặc phong cách Kalafina, thì tôi cho rằng một người có thể nói bài hát tô điểm cho kết thúc của album thứ hai này xa cách với phong cách Kalafina nhất lúc ấy. Nếu tôi không tình cờ biết đến ‘Eve no Jikan’, có lẽ tôi sẽ không nghĩ đến việc viết một bài hát cho Kalafina kiểu thế này... nếu buộc phải nói, gần với kiểu những bài hát hàng ngày. Mặc dù tôi đã lo lắng rằng album sẽ rơi vào tình trạng không nhất quán ở cuối, nhưng không ngờ nó hoàn toàn không phải thế, đó là bài hát làm tôi nghĩ rằng một Kalafina như thế này cũng khả thi lắm. Và thêm nữa, nếu bây giờ nghĩ về nó, đây cũng là bài hát cuối cùng trong album có thể đảm nhận vai trò chuẩn bị cho album kế tiếp ‘After Eden’.
‘Kagayaku Sora no Shijima ni wa’
– Kagayaku Sora no Shijima ni wa
Đây là bài hát tôi viết với sự tiếp nối cho anime ‘Kuroshitsuji II’ (Hắc quản gia II). Mặc dù tôi nghĩ có từ ‘rực sáng’ có nhiều nghĩa, tôi viết bài hát này với hình ảnh một ‘bầu trời sáng rọi’ như những tia sáng rơi xuống từ thiên đường được vẽ lên trong một bức tranh trên tường đã bị phai hết màu chỉ còn lại trắng đen.
– adore
Bài hát nổi tiếng của Smashing Pumpkins ‘Adore’... không hề can dự dù chỉ một chút tới bài hát này, tuy nhiên, từ khi mua album đó về tôi đã nghĩ rằng ‘mình thật sự rất thích từ ‘adore’’ nên có lẽ nó cũng có chút gì đó nối kết? Hình ảnh ‘Sẽ tỏa sáng tựa tình thương’ trong lời bài hát là tôi muốn thực hiện một thứ gì đó tương tự như một tranh ghép nghệ thuật. Đôi hi tôi vẫn viết lời cho Kalafina theo cách ấy. Nó kiểu như là tôi cố gắng chắp và nhiều bức tranh lại với nhau mà không viết nên một câu chuyện thật sự. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân mà việc này có thể thực hiện được là do đó chính là Kalafina.
‘Magia’
– Magia
Bởi vì có lẽ tôi sẽ không nghĩ đến việc thực hiện bài hát này nếu thiếu giọng hát của Hikaru, và bởi vì có một thứ cảm giác mãnh liệt khi có Keiko đệm bè trầm trong khi giọng hát của Wakana thêm vào một cảm giác trong suốt, đây là bài hát làm cho tôi nhận ra những điều tôi không thể làm nếu thiếu bộ ba này, cũng như bề rộng của những điều ba người họ có thể làm đang ngày một tăng dần. Dù sao thì, tại thời điểm đó tôi đã chẳng nghe gì ngoài Nine Inch Nails cho nên có khả năng bài hát trở nên như thế này là bởi vì điều đó... Đặc biệt là âm thanh của guitar.
– snow falling
Bài hát này được hình thành như tôi chuyển bài kết thúc của movie ‘Kara no Kyoukai’ cuối cùng thành tiếng Nhật. Bài hát không cần thiết phải ở tiếng Nhật khi ở trong anime, nên mặc dù tôi đã quyết định viết lời với Kajiurago, nó vẫn là sản phẩm mà Kalafina đã hát tất cả các bài chủ đề từ đầu đến movie thứ bảy. Tôi muốn tạo ra một Kalafina phiên bản tiếng Nhật. Với một ước mơ loại hơi vị kỷ như thế, tôi đã được cho phép thực hiện nó. Với khung cảnh đầy tuyết của anime trong tâm trí. Nó trở thành như bây giờ vì tôi muốn lời bài hát kết thúc với đúng những từ ngữ cuối cùng của tiểu thuyết ‘Kara no Kyoukai’ bằng mọi giá. Từ trong trái tim, tôi rất biết ơn Kinoko-san vì đã sẵn sang bằng lòng. Xin cảm ơn rất nhiều.
– Magia magic mix
Vì có một phiên bản anime sẽ được phát hành có bài hát Magia trong đó, tôi cố gắng tạo ra một ‘Magia’ khác bằng cách thực hiện một bản remix hơi đơn giản hơn và hơi bí hiểm hơn.
‘After Eden’
– Eden
Tôi đã quyết định từ khi đang thực hiện album này là trên hết, ‘symphonia’ sẽ là bài cuối cùng trong khi ‘Eden’, bài hát mà tôi đã tạo ra từ trước, sẽ là bài đầu tiên. Đó là lí do vì sao tôi nghĩ rằng có lẽ trong thời điểm này, việc thực hiện album như tạo ra một câu chuyện trong một bộ phim có bài hát mở đầu và kết thúc. Đây là bài hát giúp người nghe tiến bước vào thế giới trong album và cuối cùng dẫn tới ‘symphonia’, nó mang sắc thái kiểu đó, nghĩ rằng mình muốn làm ‘một bài hát của khởi đầu’, tôi đã viết lời. Tôi nghĩ ngay cả bây giời điều cần thiết nhất để có thể động viên chúng ta trong cuộc sống thường nhật là phương châm kiểu như ‘trong lúc ấy, hãy để chúng ta cùng cười đùa’, một thứ gì đó đơn giản thế thôi.
– sandpiper
Cả lời hát và giai điệu dường như có thể gọi là ‘Kalafina enka’ (cười) (enka là một thể loại nhạc truyền thống của Nhật Bản). Với cây đàn oud (một loại nhạc cụ dây) và một số nhạc cụ dây khác, bài hát nghe như một thế giới khác. Vì phần nhịp điệu hỗ trợ rất thoải mái và đơn giản đối với các buổi live, tất cả mọi người trong ban nhạc đều nói ‘(Một người trẻ tuổi) trong quãng đôi mươi có lẽ sẽ không thể chịu nổi nhiều hơn bốn ô nhịp với tốc độ này’. Điều đó hoàn toàn đúng. Tôi rất biết ơn vì những tháng năm quý giá mà mỗi người trong ban nhạc đã tích lũy!
– Kugatsu
Tôi không chắc tại sao vì đây là bài hát tôi viết khá dễ dàng, nhưng không nhận ra đã một tháng trôi qua mà tựa đề vẫn còn là ‘Kugatsu (tạm thời)’ vì tôi chưa quyết định được. Cuối cùng tôi kết luận là sự đơn giản cũng khá thích hợp với bài háy nên đã bỏ ra phần ‘(tạm thời)’, giải quyết tựa đề cho nó.
– in your eyes
Bài hát này có nhịp điệu dance. Khi thu âm ban nhạc cùng bộ gõ, bằng cách nào đó nó thật vui tươi đến nỗi tôi không kìm nén được. Mặc dù tôi thêm phần sitar mẫu vào khúc giăng tấu của bài tạm thời vốn chỉ là để chờ tới khi phần guitar được thu âm, nhưng rồi nó đã hoàn toàn trở thành một phần của bài hát nên đến bản mix cuối cùng nó vẫn còn ở đó. Thế rồi tôi cố gắng chồng lên phần hợp xướng và một số câu chữ khá đơn giản cho hợp với nó.
– destination unknown
Khi đang thực hiện giai điệu của bài hát trong giai đoạn đầu tiên của phần thu âm, do chuyển tiếp tấu theo kiểu double half-ish (không biết là kiểu gì nhỉ), sẽ có những giọng hát nghe tương đối ngầu sẽ trôi chảy dịu dàng... đó là kế hoạch của tôi ban đầu, tuy nhiên, khi chúng tôi thử thu âm bản tạm thời, theo nghĩa tốt, nó trở nên đầy năng lượng. Nó trở thành một bài hát ẩn chứa sức mạnh bí hiểm. Thêm vào chỗ năng lượng ấy ở nửa sau, tôi nghĩ có lẽ một khúc hợp xướng hoài cổ, theo kiểu điển hình cho nhạc heavy metal trong những năm qua, sẽ rất thú vị, vì vậy tôi đã thử đưa nó vào.
– neverending
Trong giai đoạn cuối của việc sản xuất album, có một khoảng thời gian cho dù có làm gì đi nữa thì tôi vẫn không thể viết bài hát mới, vào lúc đó, tôi nghĩ cách là tôi sẽ thôi trông chờ kiểu ‘mình phải viết bài hát kiểu này và kiểu này cho album’ và chỉ đơn thuần cố gắng thực hiện những bài hát mà tôi thực sự muốn viết. Bỗng dưng gánh nặng trên vai tôi được trút khỏi, và chỉ trong một giờ tôi đã viết vội hoàn tất cả giai điệu lẫn lời hát. Tôi nghĩ bởi vì không có chỗ cho những dự định, đây là bài hát không bị ảnh hưởng gì và rất chân thực, và mặc dù đến một mức độ nào đó nó chứa các họa tiết và chủ đề đã kiệt quệ trong âm nhạc của tôi, nhưng cuối cùng tôi cũng cảm nhận như mình được trở lại đây, và đây là (một trong những) khung cảnh tồn tại bên trong ‘neverending’ của riêng tôi, tôi tự giác có ý thức rằng đây là một bài hát như thế.
– Kotonoha
Vì đây là một album mùa thu, tôi nghĩ mình muốn viết một bản mùa thu ngắn. Bài hát này có thể không giống những màu sắc bạn muốn, như một mùa thu được nhuộm hoàn toàn bằng những chiếc lá rụng = giống như cách một người cố chồng chất và sắp xếp từ ngữ, với kiểu khái niệm đó mà tôi đã cố gắng viết bài hát này.
– magnolia
Mặc dù trong album này tôi đã nghĩ cách để dùng nhiều âm thanh của ban nhạc cho Kalafina, đây là bài hát duy nhất mà tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện với nhịp điệu kỹ thuật số. Có một loài hoa trắng, không phải là loài nhỏ nở thành chùm, mà là loài nở đơn lẻ mà mạnh mẽ hình thành nên một thế giới luôn làm cho bạn thán phục và đâm vào trái tim bạn với vẻ trang nghiêm của chúng.
– Mune no Yukue
Đây có lẽ là lần đầu tiên Kalafina thực hiện kiểu hợp xướng mở này. Có cả những phần khó trong nhịp điệu và hòa âm, bài hát này chứa rất nhiều yếu tố tương tự như là thử thách đầu tiên đối với Kalafina, trên hết các chuẩn bị tương đối cần thiết cần phải hoàn thành, chúng tôi còn phải giải quyết việc thu âm. Tôi nghĩ vì rất cần thiết các giọng hát phải được thực hiện tốt, chúng tôi có thể thực hiện bài hát này hơn hết vì đây là album thứ ba. Về nguyên gốc, bên cạnh mặt này, đoạn giăng tấu giữa thực ra dài hơn rất nhiều, khi chúng tôi bắt tay vào phối khí nó trở nên dài dòng không báo trước, và vì thế, như mọi người có thể đoán là chúng tôi đã cắt nó đi đến kích thước hiện tại.
– symphonia
Đây là bài hát tôi viết làm nhạc kết thúc cho ‘Rekishi Hiwa Historia’ (NHK). Chương trình đó nói về các giai thoại lịch sử, về những người không còn sống nữa, và đó là lí do không cách gì có thể làm cho tôi khỏi nghĩ về ‘khoảnh khắc mà một người chết đi’. Mọi người không thể nghĩ được họ sẽ chết như thế nào vì họ chưa từng chết, nhưng nếu một người có thể, trong thời điểm cuộc sống của một người dần trôi đi, rồi cuối cùng được đưa ra khỏi đấy với âm thanh của những giai điệu tuyệt diệu không thể được nghe thấy trên trái đất ở giữa cảnh quan đẹp như thể chỉ nhìn thấy trong ảo ảnh, thì sẽ đáng yêu làm sao, và mặc dù như thế là không thể, nhưng chỉ cần như thế, nếu ai có thể đón nhận thời điểm đó với một cảm giác như chào đón bình minh trải dài ra tận miền chân trời tiếp theo, thì sẽ tuyệt vời biết bao. Tôi không thể ngừng mơ về điều đó. Vì bản thân tôi, vì những người đã khuất. Đó là lí do vì sao, trong lời bài hát, ngoại trừ phần mở đầu, nó dường như là một người đang tự chiêm nghiệm lại đời mình, cũng như cuộc sống của những người khác bên trong một chiếc đèn lồng xoay vòng, đó là cảm giác đã giúp tôi viết bài hát này. Mặc dù ban đầu lời hai là ‘điều sau cùng của những giấc mơ’, tôi cân nhắc lại nhiều thứ, nghĩ rằng tôi muốn nó tươi sáng hơn, nên đổi thành ‘con đường của những giấc mơ’.